Các chương trình Can thiệp cụ thể

Hỗ trợ trực tuyến
Các chương trình Can thiệp cụ thể

    CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP

     

    CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP SỚM 

    (Mã Chương trình: CTS)

    I. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

     

    Trẻ 24 – 60 tháng tuổi, bắt đầu tham gia chương trình can thiệp sớm.

    Lớp có 12 – 15 trẻ với 04 chuyên viên.

     

     II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

    1. Phát triển thể chất và kỹ năng xã hội

     

    - Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi:

    Tháng tuổi

    Trai

    Gái

    Chiều cao

    Cân nặng

    Chiều cao

    Cân nặng

    24 tháng

    87.8 cm

    12.2 kg

    86.4 cm

    11.5 kg

    36 tháng

    96.1 cm

    14.3 kg

    95.1 cm

    13.9 kg

    48 tháng

    103.3 cm

    16.3 kg

    102.7 cm

    16.1 kg

    - Thích nghi với các chế độ sinh hoạt ở lớp

    - Nhận biết và ăn được một số loại thực phẩm đơn giản: cháo, cơm, canh, thịt, trái cây, sữa, sữa chua, bánh.

    - Nhận biết và tránh xa các vật nguy hiểm (dao, kéo, ổ điện, bình nước sôi, bếp nóng, quạt quay…); biết cách sử dụng đồ chơi, đồ dùng an toàn: không cho đồ chơi vào miệng, không dùng đồ chơi để đánh mình/bạn, không ném đồ dùng/đồ chơi…

    - Bước đầu thực hiện được các kĩ năng tự phục vụ đơn giản như: ăn uống (cầm đồ ăn, cầm cốc uống nước, xúc ăn), ngủ (ngủ đúng giờ, nằm đúng chỗ, đúng tư thế), vệ sinh cá nhân (thể hiện nhu cầu đi vệ sinh bằng lời nói/hành động, đi vệ sinh đúng chỗ, tụt/kéo quần khi đi vệ sinh; rửa tay), trang phục (đi dép, đội mũ, đeo khẩu trang), cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định (cốc, balô, dép/giày).

    - Thực hiện các kĩ năng vận động thô cơ bản như:

    + Bò chui qua cổng, ống

    + Đi cầu thăng bằng

    + Trèo, bước lên xuống bậc thang hoặc bục

    + Bật nhảy về phía trước, bật nhảy trúng đích (vào vòng, qua vạch) và tại chỗ

    + Ném, tung, bắt bóng

    - Thực hiện các kĩ năng vận động tinh cơ bản như:

    + Xâu dây

    + Tháo/ghép

    + Xếp chồng

    + Lắp ráp

    + Xé dán

    + Nặn

    + Tô màu

     

    2. Phát triển nhận thức

    - Có hiểu biết ban đầu về bản thân: tên gọi, các bộ phận cơ thể, nhận ra một số đồ dùng cá nhân (dép, balô, quần/áo, mũ…), các hoạt động của bản thân (ăn, ngủ, chơi, học, vệ sinh).

    - Có hiểu biết ban đầu về gia đình: các thành viên trong gia đình, đồ dùng gia đình cơ bản, các hoạt động hàng ngày của gia đình.

    - Có hiểu biểu ban đầu về con người, sự vật, hoạt động gần gũi, quen thuộc:

    + Trường học của bé: tên trường, cô giáo và một số bạn cùng lớp, các hoạt động ở trường, đồ dùng - đồ chơi ở trường/lớp.

    + Phương tiện giao thông: các phương tiện giao thông cơ bản nhất (xe máy, ôtô, xe đạp), các hành vi tham gia giao thông phù hợp với lứa tuổi (đi cùng người lớn, không lao/chạy ra đường, ngồi ngoan khi bố mẹ đưa đi học…)

    + Nghề  nghiệp: có hiểu biết cơ bản về nghề nghiệp gắn với những người thân và những hoạt động cơ bản của bé (giáo viên, bác sĩ, nghề của bố mẹ).

    - Có hiểu biết ban đầu về các sự vật và hiện tượng tự nhiên gần gũi, quen thuộc:

    + Động vật: nhận biết được một số con vật quen thuộc và một số đặc tính cơ bản của chúng.

    + Thực vật: nhận biết được các loại rau, củ, quả quen thuộc hay ăn ở nhà và ở lớp.

    + Các hiện tượng thời tiết cơ bản (nắng, mưa, nóng, lạnh), các buổi trong ngày (sáng, trưa, chiều, tối).

    - Có hiểu biết ban đầu về các biểu tượng toán học sơ đẳng như:

    + 3 màu cơ bản: xanh - đỏ - vàng

    + 3 hình cơ bản: vuông – tròn – tam giác

    + Đếm vẹt (theo khả năng)

    + Nhận biết số (1,2,3)

     

    3. Phát triển ngôn ngữ - giao tiếp

    - Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản (1- 3 nhiệm vụ, gắn với các hoạt động quen thuộc) bằng lời nói (có hoặc không kết hợp với cử chỉ/hành động)

    - Gọi tên các sự vật quen thuộc

    - Biết trả lời các câu hỏi (có hoặc không kết hợp với cử chỉ/hành động) về: Ai? Đang làm gì? Cái gì? Để làm gì?... Trả lời câu hỏi có/không.

    - Chủ động sử dụng lời nói để thể hiện nhu cầu (Con muốn… Con xin cô…), để trao đổi các thông tin đơn giản gắn với hoạt động hàng ngày.

    - Thuộc một số bài thơ ngắn và một số bài hát

     

    4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội

    Nhận ra mình trong gương, hình ảnh và nhận ra những người thân, cô giáo, bạn cùng lớp.

    - Nhận ra và thể hiện được một số cảm xúc cơ bản: thích/không thích, vui/buồn, đồng ý/không đồng ý…

    - Tiếp nhận và biết biểu lộ tình cảm với người thân thông qua các cử chỉ: ôm, hôn, cầm tay

    - Sử dụng lời nói và cử chỉ để thực hiện các kĩ năng xã hội: xin/ạ, chào, tạm biệt

    - Sử dụng các kĩ năng tương tác (bằng ngôn ngữ và cử chỉ) trong khi chơi và giao tiếp: nhìn vào mắt người khác, đáp lại khi được gọi tên, đưa - lấy đồ vật,…

    - Có kĩ năng tương tác phù hợp với người thân, giáo viên và các bạn.

     

    5. Phát triển hành vi tích cực và các kĩ năng học tập cơ bản

    - Làm theo yêu cầu của cô

    - Ngồi học, không ra khỏi chỗ

    - Không đánh bạn

    - Chơi cùng bạn và cô

    - Có các kĩ năng chơi cơ bản: chơi vận động, chơi xếp hình, chơi tương tác và chơi giả vờ.

    - Bước đầu biết thực hiện các nhiệm vụ học tập đơn giản có tạo ra sản phẩm (xếp hình, tô màu, xé dán, nặn đất…).

    - Cùng dọn đồ dùng sau khi học, chơi

    - Xin cô đi uống nước, vệ sinh

     

    III. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

    - Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ bình thường và trẻ khuyết tật trí tuệ 24 – 60 tháng tuổi

    - Chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 24 – 36 tháng và 36 – 60 tháng (Chương trình quốc gia áp dụng cho trường mầm non) có sự điều chỉnh cho phù hợp.

    - Những kỹ năng cần trang bị để trẻ có thể học hoà nhập mầm non .

    - Điều kiện can thiệp hiện có của trung tâm và các gia đình.

     

    IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

    Nội dung chương trình sẽ được các chuyên viên đánh giá định kỳ 3 tháng 1 lần và xây dựng chương trình dựa trên các thang: PEP3 (rối loạn phổ tự kỷ); VB- MAPP (rối loạn ngồn ngữ); ABS-S2 (khuyết tật trí tuệ).

     

    V. THỜI KHOÁ BIỂU

     

    Buổi

    Thời gian

    Hoạt động

    Sáng

    7.00 - 8.00

    Đón trẻ, ăn sáng, thể dục buổi sáng

    8.00 - 8.30

    Can thiệp cá nhân + Chơi nhóm, vận động

    8.40 - 9.10

    Can thiệp cá nhân + Chơi nhóm, vận động

    9.20 - 9.50

    Nghỉ giữa giờ, uống sữa

    10.00 - 10.30

    Can thiệp cá nhân + Chơi nhóm, vận động

    10.30 - 11.00

    Can thiệp cá nhân + Chơi nhóm, vận động

    Trưa

    11.00 - 12.00

    Ăn (bữa chính)

    12.00 - 13.45

    Ngủ trưa

    13.45 – 14.00

    Tắm và vệ sinh cá nhân

    Chiều

    14.00 - 14.30

    Can thiệp cá nhân + Chơi xã hội, vận động

    14.30 - 15.00

    Can thiệp cá nhân + Chơi nhóm, vận động

    15.00 - 15.15

    Nghỉ giữa giờ (bữa phụ)

    15.15 – 15.45

    Can thiệp cá nhân + Chơi nhóm, vận động

    15.45 – 16.15

    Can thiệp cá nhân + Chơi nhóm, vận động

    16.15 – 17.30

    Chơi tập thể, trả trẻ

     

     

    VI. HƯỚNG CHUYỂN TIẾP

                Sau khi hoàn thành chương trình can thiệp sớm, trẻ sẽ chuyển sang chương trình đi học hoà nhập mầm non nếu đủ các kỹ năng hòa nhập và không có các trở ngại.

     

    VII. PHỤ LỤC

                Chương trình chi tiết các chủ đề, chủ điểm phụ huynh tham khảo tại trung tâm.

     

     

    CHƯƠNG TRÌNH TIỀN HỌC ĐƯỜNG (CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1)

    (Mã Chương trình: Pre - 1)

     

    I. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

    Trẻ trên 60 tháng tuổi, đã hoàn thành chương trình can thiệp sớm hoặc được đánh giá có thể tham gia chương trình này. Chương trình cũng tiếp nhận những trẻ dưới 60 tháng tuổi có tiến triển tốt và sớm hoàn thành chương trình can thiệp sớm.

    Lớp có 12 – 15 trẻ với 04 giáo viên.

     

    II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

    1. Phát triển thể chất

    - Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi

    Trẻ trai:

    + Cân nặng từ 16.0 kg - 26.6 kg

    + Chiều cao từ 106.4 cm - 125.8 cm

    Trẻ gái:

    + Cân nặng từ 15.0 kg - 26.2 kg

    + Chiều cao từ 104.8 cm – 124.5 cm

    - Ăn, uống đa dạng, đúng khẩu phần và tự giác.

    - Thực hiện được các kĩ năng vận động đòi hỏi sự phối hợp, khéo léo. Có thể vận dụng các kĩ năng vận động vào các hoạt động vui chơi và sinh hoạt hàng ngày một cách thành thục.

    - Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo (cắt kéo, tô/vẽ, xé/dán, cầm bút tô/viết chữ…). Mục tiêu trọng tâm trong giai đoạn này là trẻ biết cầm bút đúng cách, duy trì sự dẻo dai với nhiệm vụ tô/viết và có thể tô/viết các nét/số/chữ.

    - Có một số thói quen, kĩ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết tránh xa những đồ vật, địa điểm và hoạt động gây nguy hiểm.

     

    2. Phát triển nhận thức

    - Mở rộng hiểu biết về bản thân: phân biệt được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân so với người khác qua họ tên, giới tính, sở thích và một số đặc điểm hình dáng bên ngoài; biết được các đặc điểm cơ bản về giới tính, quá trình lớn lên của con người;…

    - Mở rộng hiểu biết về gia đình: các thành viên trong gia đình (tên, công việc), họ hàng và những người quen của gia đình, ngôi nhà gia đình ở và địa chỉ nhà ở, đồ dùng gia đình…

    - Có hiểu biểu về con người, sự vật, hoạt động gần gũi, quen thuộc:

    + Trường học của bé: củng cố vốn hiểu biết về trường mầm non trên cơ sở đó có hiểu biết ban đầu về trường tiểu học (tên trường, các khu vực trong trường, hoạt động của học sinh và thầy/cô giáo, nội qui trong lớp tiểu học).

    + Phương tiện giao thông: phân nhóm các phương tiện giao thông, biết một số qui định thông thường của luật giao thông đường bộ, nhận biết một số biển hiệu giao thông đường bộ đơn giản, biết các dịch vụ giao thông (bán vé, bán xăng, trông xe, sửa chữa xe…).

    + Nghề  nghiệp: mở rộng vốn hiểu biết về nghề nghiệp (giáo viên, bác sĩ, công an, đầu bếp, thợ cắt tóc…) với các chức năng và công việc cụ thể của từng nghề, biết liên hệ với nghề nghiệp của những người trong gia đình, nói về sở thích của bản thân.

    - Có hiểu biết ban đầu về các sự vật và hiện tượng tự nhiên gần gũi, quen thuộc:

    + Động vật: phân nhóm động vật, biết được lợi ích và tác hại của một số loài vật với đời sống của con người.

    + Thực vật: phân nhóm thực vật, biết được lợi ích của thực vật với đời sống của con người.

    + Các hiện tượng thời tiết cơ bản: nhận biết các mùa trong năm, các hiện tượng thời tiết (nắng, mưa, sấm, sét…) và sự thay đổi của con người trong sinh hoạt theo thời tiết (quần áo, ăn uống, hoạt động…).

     

    3. Phát triển ngôn ngữ - giao tiếp

    - Nghe hiểu được các yêu cầu, chú ý nghe để ghi nhớ thông tin, hiểu và trả lời một số câu hỏi đơn giản trong truyện ngắn… Bước đầu hình thành kĩ năng nghe – chép ở mức độ đơn giản.

    - Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu

    - Tiếp tục củng cố, mở rộng kĩ năng hỏi và trả lời các câu hỏi (có hoặc không kết hợp với cử chỉ/hành động) về: Ai? Đang làm gì? Cái gì? Để làm gì? Như thế nào? Tại sao?...

    - Kể lại một số sự việc ở lớp và ở nhà khi được hỏi (hôm qua bố mẹ cho con đi đâu? ở công viên có gì? con được ăn gì…).

    - Chủ động sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ để yêu cầu sự giúp đỡ (khi bị đau, mệt, ngã, bị bạn đánh… khi cần lấy đồ dùng và giúp đỡ trong các hoạt động).

    - Tích cực, chủ động sử dụng lời nói để chào hỏi, thể hiện nhu cầu, gọi tên và mô tả các sự vật/sự việc quen thuộc trong giao tiếp.

    - Hiểu và sử dụng đúng các từ đúng/sai, nên/không nên phù hợp với từng tình huống.

    - Thuộc các bài thơ ngắn, truyện và một số bài hát trong các chủ đề được học

     

    4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội

    - Hiểu mối quan hệ giữa mình và những người xung quanh (gia đình, thầy cô, bạn bè) và hành vi ứng xử phù hợp (xưng hô đúng ngôi thứ, có các hành vi phù hợp trong giao tiếp…).

    - Nhận ra sự vắng mặt của ai đó và nhận ra những người mới đến.

    - Có cảm xúc, hành vi và ngôn ngữ phù hợp trong các tình huống tại lớp học như: mượn đồ của bạn, bị bạn trêu, rủ bạn chơi cùng, bị bạn lấy đồ, được cô khen, bị cô trách phạt…

    - Có hiểu biết ban đầu về hành vi ứng xử phù hợp trong các hoạt động ở trường tiểu học: trong giờ học, xếp hàng, tập trung dưới cờ, đọc sách ở thư viện, chơi ở sân trường, trong giờ tự quản…

     

    5. Hình thành các khái niệm toán học và kĩ năng tính toán cơ bản

    - Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm:<

    Đối tác của SPAP
    Đang online: 3 | Tổng truy cập: 132347