Giới thiệu

Hỗ trợ trực tuyến
Giới thiệu

    Tự kỷ, rối loạn phổ tự kỷ là một trong những khuyết tật phát triển của trẻ em, nếu không được đánh giá chính xác và can thiệp sớm, trẻ có thể khó hòa nhập cộng đồng. Chính vì thế, việc thành lập cơ sở: Hỗ Trợ Phát Triển Hòa Nhập Trẻ Tự Kỷ, Khuyết Tật Trí Tuệ Sông Phố để có một hướng tiếp cận xây dựng mô hình đánh giá và can thiệp chuẩn, phù hợp là việc làm cần thiết. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, có quá nhiều cơ sở can thiệp trẻ tự kỷ mọc lên nhưng đều không nghiên cứu mô hình hay cách thức can thiệp có chuyên môn và tỷ lệ trẻ Tự kỷ, các rối loạn tâm thần Nhi khác trong cộng đồng là khá cao.

    Tuy nhiên, hiện nay tại Đồng Nai chưa có một cơ sở chuyên biệt nào (trừ Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 chỉ mang chức năng điều trị). Vì thế, việc thành lập cơ sở can thiệp và tái hòa nhập là một việc làm hữu ích cho cả gia đình trẻ chuyên biệt và Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố.

    TRUNG TÂM TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG SÔNG PHỐ

    TRUNG TÂM TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG SÔNG PHỐ

    1. Tên cơ sở: Hỗ Trợ Phát Triển Hòa Nhập Trẻ Tự Kỷ, Khuyết Tật Trí Tuệ Sông Phố

    2. Mục tiêu:

    -        Trực tiếp đánh giá, can thiệp với trẻ chuyên biệt (Rối loạn phát triển lan tỏa, khuyết tật trí tuệ, một số rối loạn tâm thần Nhi khác như ADHD, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc,…)
    -          Xây dựng các chương trình giáo dục phòng ngừa cho gia đình trẻ và chính bản thân trẻ
    -          Hỗ trợ gia đình trẻ có vấn đề chuyên biệt
    -          Xây dựng mô hình đánh giá và can thiệp trẻ chuyên biệt

        3. Nội dung của dự án:

     

              3.1  Nhân sự:

    -        Bác sĩ tâm thần: Đánh giá triệu chứng lâm sàng; Cùng xây dựng chương trình can thiệp; Tiên lượng; Điều trị hóa dược với những trẻ có rối loạn tâm thần hay triệu chứng tâm thần kèm theo
    -        Chuyên viên tâm lý: Đánh giá trẻ bằng công cụ tâm lý (thang, trắc nghiệm, hay lâm sàng);  Xây dựng chương trình can thiệp; Đánh giá phát triển; Điều trị bằng liệu pháp tâm lý.
    -          Chuyên viên giáo dục đặc biệt: Tham gia can thiệp bằng phương pháp giáo dục đặc biệt.
    -          Nhân viên công tác xã hội: Xây dựng các chương trình hỗ trợ khác cho trẻ và gia đình.
    -          Chuyên viên dinh dưỡng: Xây dựng thực đơn cho trẻ từng tuần.

    3.2  Bán trú:

    -          Bán trú là hình thức chăm sóc và can thiệp cho trẻ ban ngày tại cở sở.
    -          Trẻ được đánh giá và điều trị bởi bác sĩ tâm thần Nhi và chuyên viên tâm lý trị liệu 1 tuần/lần.
    -          Trẻ được can thiệp bởi các chuyên viên giáo dục đặc biệt cả ngày tại cơ sở với thời gian can thiệp đặc biệt là 4h/ngày.
    -          Trẻ được chăm sóc và ăn uống tại cơ sở.
    -          Mỗi tháng trẻ sẽ được tham gia các hoạt động dã ngoại, vui chơi ngoài trời.

    3.3  Can thiệp theo giờ:

    -          Là hình thức đánh giá và can thiệp theo giờ/ngày tại cơ sở, được hẹn lịch làm việc. Trẻ sẽ được đánh giá và can thiệp bởi các chuyên gia trên, tuy nhiên, không thường xuyên cả ngày

    3.4  Một số hoạt động khác:

    -          Xây dựng Câu lạc bộ cha mẹ có con rối loạn phổ Tự Kỷ Đồng Nai.
    -          Tổ chức các hội thảo chuyên đề.
    -          Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng làm việc với trẻ cho cha mẹ.
    -          Tổ chức các chương trình khám sàng lọc khó khăn tâm lý ở trẻ tại các trường mầm non.

         4. Đơn vị chủ quản: Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố

    Các bài khác
    Đối tác của SPAP
    Đang online: 11 | Tổng truy cập: 61805