Phát triển cộng đồng

Hỗ trợ trực tuyến
Phát triển cộng đồng

    Triển khai các dự án phát triển cộng đồng trên nền tảng phát triển con người là một trong những định hướng hoạt động trọng tâm mà Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố (SPAP) hướng tới. Ngay từ khi mới thành lập (2011), SPAP đã nhận được nhiều tài trợ của các đối tác để triển khai một cách rộng rãi các hoạt động đa dạng trong lĩnh vực phát triển con người, phát triển xã hội.

    MỘT SỐ DỰ ÁN DO SPAP TRIỂN KHAI

    DỰ ÁN 1: “Tiếp cận giới và sư phạm tích cực trong hoạt động dạy nghề dành cho giáo viên và nhân viên tại trung tâm dạy nghề thuộc Dòng DON BOSCO”.

    TRUNG TÂM TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG SÔNG PHỐ

    Đối tác hỗ trợ: Dòng DON BOSCO Việt Nam và các trường dạy nghề trực thuộc Dòng DON BOSCO Việt Nam.

     

     

    Mục đích của dự án: Nâng cao năng lực cho giáo viên và nhân viên của các trường nghề thuộc dòng DON BOSCO Việt Nam dựa trên tiếp cận về giới và sư phạm tích cực. Từ đó gián tiếp giúp cho sự phát triển đa dạng và lành mạnh của học sinh tại các trường nghề thuộc Dòng DON BOSCO Việt Nam.

     

    Địa bàn hoạt động của dự án: Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Cần Thơ.

     

    Các hoạt động chính của dự án:

    - Tập huấn dành cho giáo viên và nhân viên các trường nghề về cách tiếp cận giới và sư phạm tích cực;

    - Hội thảo chuyên đề dành cho giáo viên và nhân viên các trường nghề.

    - Tư vấn trực tiếp cho giáo viên, nhân viên và học sinh của các trường nghề dựa trên tiếp cận giới và sư phạm tích cực.

     

    Thời gian triển khai dự án: Năm 2011 – 2012.

     

    Tổng kinh phí của dự án: 1,5 tỷ đồng.

     

     

    DỰ ÁN 2: Hỗ trợ thanh thiếu niên nghiện internet "

    TRUNG TÂM TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG SÔNG PHỐ

    Đối tác của dự án: Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) là tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận, tiên phong trong việc hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp xã hội (DNXH) Việt Nam. CSIP tìm kiếm và đầu tư trực tiếp cho các DNXH ở những giai đoạn phát triển quan trọng, đồng thời hợp tác và liên kết với các bên liên quan nhằm tạo dựng một môi trường phát triển thuận lợi cho các DNXH tại Việt Nam (http://csip.vn).

    Mục đích của dự án: Cung cấp cho quý phụ huynh những kiến thức về nghiện Internet, game online. Đồng thời cung cấp những kỹ năng nhất định giúp phụ huynh có thể hỗ trợ con cái phòng ngừa hoặc có thể làm việc với thanh thiếu niên nghiện Internet – game online.

     

    Thời gian thực hiện dự án: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2013 đến nay

     

    Đối tượng thụ hưởng: Thanh thiếu niên nghiện Internet, phụ huynh, gia đình, người thân và tất cả các đối tượng quan tâm.

     

    Các hoạt động dự án:

    - Triển khai 02 đề tài nghiên cứu khoa học về thực trạng nghiện Internet và mô hình hỗ trợ, can thiệp nghiện Internet ở thanh thiếu niên.

    - Tổ chức các chương trình huấn luyện: Làm gì khi con nghiện Internet – dành cho phụ huynh có con trong độ tuổi 12 – 17 có biểu hiện nghiện Internet, nguy cơ nghiện Internet, hoặc mới sử dụng Internet chưa có biểu hiện nghiện.

    - Chương trình huấn luyện: Sử dụng Internet hiệu quả – dành cho thanh thiếu niên trong độ tuổi có biểu hiện nghiện Internet, nguy cơ nghiện Internet.

    - Chương trình đánh giá và can thiệp với thanh thiếu niên (và gia đình) có biểu hiện nghiện Internet và nguy cơ nghiện Internet. Chương trình đánh giá và can thiệp tiếp cận trên quan điệm đa ngành: sức khỏe tâm thần và tâm lý học.

    - Triển khai các chương trình truyền thông với các kênh truyền thông, báo chí, tổ chức các buổi trao đổi chuyên đề tại trường học, cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội đối với hành vi sử dụng Internet.

     

    Kết quả của dự án:

    - Tổ chức được hơn 10 khóa tập huấn chuyên môn, hội thảo khoa học về chuyên đề nghiện internet cho các đối tượng là cha mẹ, giáo viên quan tâm, và cho Thanh thiếu niên nghiện internet.

    - Xây dựng được mô hình Hỗ trợ Thanh thiếu niên nghiện internet tại Trung tâm Sông Phố với đầy đủ các phương diện hỗ trợ can thiệp như: Sách báo, tập chí, tài liệu chuyên đề về nghiện internet, đội ngũ chuyên viên tham vấn, hỗ trợ giàu kinh nghiệm.

    - Nâng cao nhận thức cộng đồng về ảnh hưởng và tác hại của nghiện internet.

     

    Tổng kinh phí dự án: 7,000 USD và tài trợ các khóa huấn luyện kỹ năng lãnh đạo, đồng thời tư vấn kỹ thuật phát triển tổ chức.

     

    DỰ ÁN 3: "Truyền thông nhận thức giới và tránh kỳ thị đồng giới trong thanh niên"

    TRUNG TÂM TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG SÔNG PHỐ

    Đối tác tài trợ dự án: Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) là một tổ chức khoa học và công nghệ, hoạt động vì quyền của các nhóm thiểu số trong xã hội, nhằm hướng đến một xã hội văn minh, thịnh vượng, tự do, bình đẳng, nơi mọi người được đối xử công bằng và những giá trị nhân bản được tôn trọng.

     

    Mục đích của dự án: 1) Trao đổi, thống nhất và nâng cao nhận thức trong giới làm việc chuyên môn về vấn đề giới, đồng giới và sự kỳ thị đối với nhóm những người đồng giới; 2) Truyền thông đến thanh thiếu niên kiến thức về giới, đồng giới. Từ đó, khuyến khích thanh niên có lối sống lành mạnh, có nhận thức và thái độ đúng mức với vấn đề đồng giới, tránh kỳ thị đồng giới.

     

    Địa bàn hoạt động của dự án: Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

     

    Thời gian hoạt động của dự án: Năm 2012

     

    Đối tượng hưởng lợi của dự án: Cộng đồng LGBT

     

    Các hoạt động chính của dự án:

    - Tổ chức hội thảo khoa học “Bình đẳng trong các xu hướng tính dục”.

    - Tổ chức chuỗi các buổi sinh hoạt chuyên đề tại các trường học trên địa bàn Đồng Nai về chủ đề giới tính.

     

    Tổng kinh phí của dự án: 40 triệu đồng.

     

    DỰ ÁN 4: "Hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục và phát triển cơ hội hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại Đồng Nai"

    TRUNG TÂM TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG SÔNG PHỐ  

    Đối tác tài trợ: Tổ chức Development Atlernatives, Inc (VNAH) , là một tổ chức phi chính phủ được thành lập từ năm 1991 dưới sự tài trợ của Mỹ, với sứ mệnh giúp đỡ những người khuyết tật nói chung có cơ hội được tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ, tiến đến một cuộc sống đầy đủ và toàn vẹn hơn.

    Thời gian thực hiện dụ án: tháng 5 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015

    Đối tượng thụ hưởng: Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

    Mục đích của dự án: Góp phần hỗ trợ và giúp đỡ cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn thông qua mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự (TCXHDS) có năng lực tại một số tỉnh thành ở Việt Nam, trong đó có các gia đình hoàn cảnh khó khăn có con em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ đang can thiệp tại Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố.

    Mục tiêu cụ thể của dự án:

    - Nâng cao hiểu biết, kỹ năng cho phụ huynh để họ có thể hỗ trợ, phối hợp can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

    - Nâng cao nhận thức của cộng đồng (trong đó có phụ huynh, giáo viên mầm non) để giúp họ có thể phát hiện sớm trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, đưa đi khám, đánh giá và can thiệp cho trẻ kịp thời.

    - Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố, góp phần nâng cao chất lượng can thiệp cho trẻ tự kỷ.

    - Hỗ trợ cho các gia đình có con tự kỷ nhưng có điều kiện kinh tế khó khăn được đưa trẻ đi đánh giá và can thiệp kịp thời.

    Các hoạt động chính:

    - Tổ chức 02 khóa tập huấn cho phụ huynh có con tự kỷ tại Đồng Nai với chủ đề ‘Phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ tự kỷ’.

    - Phối hợp với Sở giáo dục – đào tạo và Hội nhà báo Đồng Nai tổ chức 03 ngày hội thảo tập huấn dành cho giáo viên mầm non tại Biên Hòa và Vĩnh Cửu. Một buổi tại Biên Hòa và 2 buổi tại Vĩnh Cửu (Đồng Nai).

    - Hoàn thiện một Phòng Tâm vận động dành cho can thiệp trẻ tự kỷ tại Trung Tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố (danh sách các dụng cụ can thiệp sẽ được thể hiện trong dự toán tài chính).

    - Hỗ trợ tài chính cho gia đình trẻ có rối loạn phổ tự kỷ có hoàn cảnh khó khăn.

     

    Kết quả dự án:

    - Trong giai đoạn triển khai dự án (5/2014 - 12/2015) có ít nhất 20 gia đình có hoàn cảnh khó khăn và có con em mắc chứng rối loạn tự kỷ được hỗ trợ trực tiếp 1.000.000/tháng học phí can thiệp tại trung tâm SPAP.

    - Tổ chức được hơn 15 khóa tập huấn chuyên môn, hội thảo khoa học về lĩnh vực tự kỷ cho các đối tượng là cha mẹ có con em tự kỷ, các giáo viên mầm non, các chuyên viên can thiệp và những người quan tâm tại cọng đồng các địa phương như: Biên Hòa, Vĩnh cửu, Trảng Bom...

    - Xây dựng được mô hình Tâm vận động tại Trung tâm Sông Phố với đầy đủ các công cũ hỗ trợ can thiệp như: Đồ chơi, nhà banh, thú nhún, các tài liệu can thiệp, các bộ công cụ hỗ trợ đánh giá....

    - Nâng cao nhận thức cộng đồng về các dấu hiệu của Rối loạn tự kỷ

    Tổng kinh phí của dự án: 650 triệu đồng. 

    CÁC DỰ ÁN KHÁC

    » Dự án nghiên cứu Khoa học

    Các bài khác
    Đối tác của SPAP
    Đang online: 14 | Tổng truy cập: 61814