Nỗi lòng những người dạy trẻ

Hỗ trợ trực tuyến
Nỗi lòng những người dạy trẻ

    “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào, rơi trên tóc thầy….”, những câu hát ngân nga vang vọng mãi trong tiềm thức của mỗi chúng ta như khơi gợi và nhắc nhở chúng ta nhớ về những người thầy giáo, cô giáo , nhớ về công lao to lớn mà các thầy cô đã dành tặng mỗi chúng ta. Cùng là nghề “dạy học” nhưng giáo viên không được đứng trên bục giảng. Khó khăn của những giáo viên ấy chính là dạy được cho các con những kỹ năng đơn giản nhất mà lẽ ra đứa trẻ bình thường nào cũng phải biết. Đó là nghề của những  người thầy, cô đang làm việc tại trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố (SPAP), nghề được mang tên  “dạy trẻ tự kỷ”.

     

     TRUNG TÂM TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG SÔNG PHỐTRUNG TÂM TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG SÔNG PHỐ

    Một số hoat động can thiệp cá nhân tại SPAP.

     

    Việc dạy trẻ tự kỷ khá phức tạp vì không hề có giáo án, hay phương pháp cụ thể mà hầu hết là tùy vào tình trạng của từng trẻ, để có cách dạy và trị liệu riêng. Dạy trẻ tự kỷ điều cốt yếu là phải thực sự kiên nhẫn. Khi đến trường có em đã lên 6, 7 tuổi nhưng như “trẻ sơ sinh”, không biết bất cứ kỹ năng xã hội nào. Kể cả đơn giản như nói chuyện, cầm nắm, mặc áo quần, đi vệ sinh…Thậm chí việc tập cho một em học sinh ngồi yên 15 phút cũng là nỗ lực cả tháng trời.

    Tiếp xúc và trò chuyện với cô Phạm thị Nga,trưởng bộ phận HN1, hầu hết các bé ở đây nằm trong độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi, được đánh giá là chậm phát triển trí tuệ, hạn chế về mặt ngôn ngữ và khó khăn trong việc giao tiếp cũng như thể hiện các nhu cầu của mình, với kinh nghiệm hơn 5 năm gắn bó với SPAP cô Nga chia sẻ : “có lẽ đối với những học trò bình thường thì những trang giáo án sẽ được khép lại sau mỗi tiết học, nhưng đối với những học trò ở SPAP thì có những trang giáo án dường như  kéo dài ngày qua ngày, cho dù có muốn khép lại thì các cô cũng không nở lòng nào…”, vì các bé đã thiệt thòi rất nhiều so với những trẻ khác nên bằng tình yêu thương, sự cảm thông và tâm huyêt của mình cô Nga và các cô ở đây rất ân cần và kiên trì chỉ dạy các em, với hy vọng những điều các em được học sẽ phần nào giúp các em có những kiến thức để tự phục vụ mình, vì không phải lúc nào bên cạnh các em cũng có ba mẹ và những người thân.

    Với trường hợp của bé Nguyễn D. H. gia đình ở Nhơn Trạch cách trung tâm hơn 50 cây số,  được đánh giá là rối loạn phổ tự kỷ, thời gian đầu khi mới đến trung tâm, bé gặp khó khăn trong giao tiếp cũng như thể hiện các nhu cầu của mình, nhưng vì khoảng cách khá xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên mỗi tuần bé chỉ đến lớp được 2 ngày, điều này đồng nghĩa với việc các cô ở SPAP sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy dỗ và rèn luyện cho bé, nhưng bằng sự nhiệt huyết và tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề các cô đã không ngại khó khăn, tận tình chỉ dạy cho bé, giờ đây bé đã có thể dạn dĩ hơn, nói chuyện được nhiều hơn, biết bày tỏ cảm xúc của mình, và cũng chính sự tiến bộ của bé là món quà tinh thần lớn nhất dành cho các cô để các cô có thêm động lực mà tiếp tục cố gắng trên những chặng đường đầy khó khăn thử thách.

     

    TRUNG TÂM TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG SÔNG PHỐ

    Hoạt động can thiệp nhóm tại SPAP.

     

    Đến với trường hợp của bé V. D.K.H được đánh giá là “ Tự kỷ điển hình”, bé không biểu hiện được cảm xúc của mình, không có ngôn ngữ, nhận thức kém, hay la hét và có những hành động hủy hoại bản thân, kể cả vấn đề vệ sinh bé cũng hoàn toàn không biết. Cõ lẽ trường hợp của bé K.H là một trong những trường hợp đặc biệt nhất của trung tâm SPAP, tâm sự với cô Nguyễn thị Lan ( hơn 4 năm gắn bó với SPAP), hiện là chuyên viên can thiệp lớp HN2, nơi bé K. H đang học,  cô Lan chia sẻ: “ Cũng là nghề nhà giáo nhưng dường như nghề nhà giáo ở SPAP thật sự rất khác biệt, bởi những học trò ở đây cũng khá là đặc biệt nên đòi hỏi các cô phải thật sự tâm huyết, yêu nghề, yêu trẻ và thêm vào đó là phải có sự kiên trì”. Nhiều lúc các cô cũng cảm thấy nản lòng, nhưng bằng tình yêu thương, sự cảm thông vô bờ của mình đã tiếp thêm cho các cô sức mạnh, nhằm thôi thúc các cô tiếp tục cố gắng vì “ những học trò đặc biệt”  và vì “ cái nghề đặc biệt” mà mình đã chọn. Với cô Lan cũng như các chuyên viên khác tại SPAP, dù gắn bó với trẻ vô cùng nhưng không hề mong muốn trẻ ở lại mãi trung tâm, cũng như không hy vọng một ngày đón trẻ trở lại. Hạnh phúc nhất chính là nhìn thấy các bé có thể “tốt nghiệp” về học hòa nhập với cuộc sống bình thường.

     

    Trong thời gian tới, nhằm giúp các em có môi trường học tập tốt hơn, SPAP sẽ tăng cường trang bị và củng cố cơ sở vật chất để các em có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ và phương tiện học tập,có điều kiện để phát triển nhiều hơn. Bên cạnh đó, SPAP đã lên kế hoach và mở thêm các lớp kỹ năng sống chuyên biệt để dạy cho các em những kỹ năng cơ bản, cần thiết để tự phục vụ bản thân. Tuy nhiên, để làm được điều đó đòi hỏi nhiều hơn nữa sự quan tâm, hợp tác và đồng hành của quý phụ huynh, của cộng đồng xã hội để cùng SPAP có thể phát triển và tụ tin vững bước trong những chặng đường phía trước. Mong rằng các em sẽ có những khởi đầu tốt đẹp, hy vọng những bài học vô giá mà các thầy cô đã không ngại khó khăn, luôn tìm cách trao dồi cho các em sẽ là hành trang để các em bước vào đời. Chúc các thầy cô luôn khỏe mạnh, vui vẻ, yêu đời để tiếp tục với công việc “ vĩ đại” của mình.

                                                                                                                                                                    NGỌC THỦY-BP TRUYỀN THÔNG TRUNG TÂM SÔNG PHỐ.

    Đối tác của SPAP
    Đang online: 16 | Tổng truy cập: 61805