PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ .

Hỗ trợ trực tuyến
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ .

    Ngoài việc trò chuyện với bé hàng ngày, các hoạt động như đọc sách, hát, chơi trò đoán chữ… cũng là những cách giúp bé phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.
    2-3 tuổi là khoảng thời gian đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ của bé. Khoảng 2 tuổi, bé có thể sử dụng được từ 50 đến 200 từ vựng. Phần lớn các bé bắt đầu phát triển vốn từ bằng cách lặp lại những câu nghe được từ cha mẹ, người thân. Độ tuổi này, bé cũng có thể hiểu được ý nghĩa những mệnh lệnh đơn giản từ cha mẹ, ví dụ: “Lại đây nào con”, “Ra mẹ cho ăn nào”…

    3 tuổi, bé bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân mình một cách rõ ràng hơn. Bé dễ dàng bày tỏ thái độ đồng ý hay phản đối với cha mẹ về một vấn đề nào đó bằng những cụm từ như “có”, “không”, “con muốn cái này”, “con không thích”…

    Để có thể giúp bé phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau từ Kidshealth:

    - Hỏi bé những hoạt động bé thực hiện được sau một ngày bạn làm việc và trở về nhà. Bạn cũng có thể gợi ý để bé chia sẻ thời gian biểu cho bé vào ngày hôm sau. Chẳng hạn, “Hôm nay ở lớp con học được những gì? Con có nói chuyện với bạn Tôm (bạn thân của bé ở lớp) không?”….

    - Đọc cho bé nghe những cuốn sách yêu thích và khuyến khích bé nêu ý kiến về cuốn sách bạn vừa đọc.

    - Khuyến khích bé cùng bạn tham gia các trò chơi đoán chữ, đoán tên đồ vật… Ví dụ, bạn có thể đưa cho bé một số câu đố như: “Đố con biết, con vật gì thường kêu meo meo”… Bạn cũng có thể gợi ý để bé biết cách đố lại mình để hai mẹ con vui vẻ hơn. Đây là một hoạt động khá đơn giản nhưng lại có tác dụng giúp bé tăng cường trí nhớ, nhận biết đồ vật xung quanh và hứng thú khi trao đổi cùng cha mẹ.

    - Chơi trò đóng kịch, phân vai: Bạn và bé cùng chơi đồ hàng. Với mỗi tình huống, bạn có thể gợi ý để bé tự chọn đóng vai nhân vật yêu thích. Ví dụ, bé sẽ trở thành cô bác sĩ nhí để khám bệnh cho bạn…

    - Sử dụng ngôn từ lịch sự: Chỉ cần nghe được một từ xấu từ những người xung quanh, bé có thể bắt chước và nói theo rất nhanh sau đó. Nếu đã quen nói từ xấu rồi bé sẽ rất khó khăn để từ bỏ hoặc nếu bạn cấm bé, bé càng thích nói những từ xấu ấy nhiều hơn.

    - Cho bé tham gia vui chơi, trò chuyện cùng một nhóm bạn: Các chuyên gia tâm lý cho rằng, bạn bè là môi trường giao tiếp thực sự hiệu quả với bé ở mọi độ tuổi. Đặc điểm tính cách và những trò vui chơi tương đồng nhau là cách gắn kết các bé một cách tự nhiên nhất.

    Một số trục trặc ngôn ngữ của bé 2-3 tuổi

    - Nhận biết và hiểu ngôn ngữ kém: Bé không thể tự mình nói “có” hoặc “không” khi bạn hỏi ý kiến của bé về những điều đơn giản. Bé thường có phản ứng chậm chạp hoặc rất khó khăn để hiếu những yêu cầu của bạn.

    - Bé chưa nói được hoặc chỉ phát âm được một số từ có một hai âm tiết. Kỹ năng nói chậm hơn nhiều so với các bạn cùng tuổi.

    - Nắm bắt chậm chạp và không biết cách ghép từ hay nói hoàn chỉnh một câu ngắn đủ nghĩa.

    - Bé nghe không rõ hoặc bạn cảm nhận thấy bé có rắc rối về thính giác.

    Một số vấn đề có thể gặp ở bé độ tuôi này là nói ngọng, nói lắp, nói không rõ chữ, rõ ý…

    Nếu phát hiện con trẻ có một số những biểu hiện như trên, hãy cho bé đi khám để được tư vấn và can thiệp sớm nhất có thể, ba mẹ nhé!

    Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố - 819 Nguyễn Ái Quốc, kp1, p.Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai chuyên :

    + Đánh giá và can thiệp cho trẻ tự kỷ,  chậm nói, chậm phát triển trí tuệ

    + Đánh giá trí tuệ, IQ cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi

    + Đánh giá năng lực học tập sớm ở trẻ mầm non và tiểu học….

    Hãy liên hệ với trung tâm để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. Điện thoại: 0251.629.3662 hoặc hotline : 0917.211.204.

     

    (Nguồn: Theo Mẹ và bé)

    NGỌC THỦY - BAN TRUYỀN THÔNG TT SÔNG PHỐ.

    Đối tác của SPAP
    Đang online: 14 | Tổng truy cập: 84707