Trung Tâm Tâm Lý Học Ứng Dụng Sông Phố (SPAP) là đơn vị tiên phong tại Đồng Nai trong việc tiếp nhận, khám và can thiệp trẻ tự kỷ tại Đồng Nai với Cơ Sở Can Thiệp và Đánh Giá Trẻ Tự Kỷ. Với một mô hình doanh nghiệp xã hội mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng như vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và khoa học về nhiều mặt để xây dựng một mô hình có thể áp dụng rộng rãi, phục vụ hiệu quả cho xã hội là rất cần thiết.
Trên thế giới, việc nghiên cứu đầy đủ và áp dụng rộng rãi mô hình cơ sở can thiệp đã được thực hiện một cách hiệu quả.Các công trình nghiên cứu khoa học không chỉ phục vụ việc nâng cao chất lượng các cơ sở can thiệp mà còn là căn cứ để phụ huynh có thể trao niềm tin, gửi gắm con cái của họ cho các cơ sở chăm sóc. Ngoài ra, đây cũng là một trong những căn cứ để phụ huynh có thể đánh giá sơ bộ khi quyết định lựa chọn cơ sở can thiệp.
Dạy trẻ cách nhận biết.
Năm 1997, hai nhà nghiên cứu Dawson và Osterling đã công bố nghiên cứu dựa trên nhiều đánh giá về chuyên môn đề cập đến các phương pháp can thiệp và tham khảo thêm các mô hình chăm sóc trẻ em tại New York từ đó đưa ra 6 nhóm yếu tố cho một mô hình can thiệp trẻ tự kỉ được hiệu quả bao gồm:
- Chương trình can thiệp: Đây là yếu tố mang tính chuyên môn và cần phải dựa trên những nghiên cứu cụ thể, những cở sở khoa học nhằm đảm bảo nhấn mạnh 5 lĩnh vực kỹ năng cơ bản, bao gồm các khả năng sau đây:
- Tham gia vào môi trường can thiệp
- Bắt chước người khác;
- Hiểu và sử dụng ngôn ngữ;
- Vui chơi đúng cách và hiệu quả với đồ chơi, dụng cụ học tập.
- Tương tác xã hội với những người khác.
- Thiết bị, môi trường hỗ trợ: Phải đảm bảo môi trường và các thiết bị giảng dạy mang tính hỗ trợ cao. Yếu tố này phải được xem xét ngay từ khi bắt đầu để đảm bảo phù hợp với các phương pháp can thiệp, môi trường tự nhiên, các yếu tố xã hội khác.
- Đánh giá và Dự đoán và thường xuyên: Tình trạng chuyển biến và hành vi của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong thói quen và môi trường. Cần phải có những tiên lượng để đưa ra chiến lược cụ thể giúp trẻ làm quen với môi trường mới.
- Đội ngũ tiếp cận hành vi của trẻ: Trẻ tự kỉ thường có hành vi lệch lạc so với trẻ bình thường và những hành vi này có xu hướng lặp lại trong thời gian trước can thiệp, vì vậy để thay đổi hành vi này cần có sự hỗ trợ rất lớn từ đội ngũ tiếp cận hành vi của trẻ. Những can thiệp đầu tiên cố gắng ngăn chặn sự phát triển của những hành vi này bằng cách cơ cấu lại các môi trường.
- Chương trình kĩ năng: Mục đích cuối cùng của chương trình can thiệp là đưa trẻ trở về với môi trường học tập và môi trường xã hội bình thường. Các chương trình kĩ năng chính là bước chuyển tiếp quan trọng cho khả năng học hỏi và tiếp cận môi trường xã hội của trẻ.
- Sự tham gia của gia đình: Sự tham gia của gia đình là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của một chương trình vì cha mẹ có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc vào việc tạo ra một kế hoạch can thiệp và có thể cung cấp thêm giờ can thiệp tại nhà. Những thông tin hỗ trợ từ các nhà chuyên môn có thể giúp cha mẹ có những can thiệp đúng đắn đối với hành vi của trẻ.
Là đơn vị tiên phong tại Đồng Nai trong việc tiếp nhận, khám (SPAP) ngày càng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các cơ sở can thiệp một cách toàn diện và khoa học, đảm bảo không những về chuyên môn mà còn phải lấy sự phát triển của từng trẻ làm trung tâm và là động lực để Trung tâm ngày càng hoàn thiện và phát triển.
BAN TRUYỀN THÔNG TRUNG TÂM SÔNG PHỐ.