Ngày 20-11, hòa chung không khí của ngày nhà giáo Việt Nam , Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố (SPAP) tổ chức cuộc thi ‘Sáng Tạo Dụng Cụ Dạy Hoc. Mục đích của cuộc thi nhằm tổ chức tốt các hoạt động thiết thực, vui chơi, hoạt động, xây dựng môi trường thân thiện để tạo động lực phát triển tại trung tâm. Đồng thời nhằm tuyển chọn và tuyên dương chuyên viên đạt danh hiệu chuyên viên dạy giỏi- sáng tạo trong giảng dạy, góp phần triển khai các phong trào thi đua của trung tâm. Qua hội thi, trung tâm phát hiện, tuyên dương và đẩy mạnh cơ hội phát triển, góp phần tạo động lực phát triển hoạt động can thiệp trẻ.
Đúng 8h00, tất cả các chuyên viên và học sinh đã có mặt đầy đủ tai phòng học của lớp can thiệp sớm 2(CTS2) để tham dự cuộc thi.
Mở đầu là phần dự thi của lớp Hòa Nhập 1 (HN1) với nội dung dụng cụ dạy học “ Đồ dùng cá nhân” do cô Nguyễn Thị Yến chuyên viên can thiệp trẻ trình bày. Tham gia cuộc thi cùng với cô Yến là bé Gia Huy, với những dụng cụ rất bắt mắt và mang tính sáng tạo cao như: chiếc mũ, khẩu trang, đôi dép, mắt kính…, được làm từ những chất liệu quen thuộc xung quanh chúng ta như vỏ bóng, vải nỉ, nhựa mềm…, kết hợp với những câu hỏi gắn sát với mục tiêu iangr dạy: dụng cụ để làm gì? Sử dụng dụng cụ này thế nào? và sử dụng trong trường hợp nào…, tiết học của 2 cô trò diễn ra rất vui nhộn và thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người, đặc biệt phần thi đã nhận được sự đánh giá khá cao từ ban giám khảo. Chị Nguyễn Minh Trâm, thành viên ban giám khảo nhận xét: Phần thi vừa rồi khá ấn tượng, giáo viên dạy to, rõ ràng, nhấn mạnh được tác dụng của các công cụ giúp bé dễ hiểu và có thể phối hợp cùng cô trong việc học để tiết học trở nên dễ dàng.
Phần dự thi “ Đồ dùng cá nhân” do cô Nguyễn Thị Yến lớp HN1 thể hiện
Tiếp theo là phần dự thi của lớp Can Thiệp Sớm 1 (CTS1) với nội dung Giáo cụ dạy học mang tên “Chiếc nón kỳ diệu” do cô Đỗ thị Hoa, chuyên viên can thiệp trẻ trình bày. Tham gia cuộc thi cùng với cô Hoa là bé Nhật Nam. Khởi động phần thi, hai cô trò đã thể hiện khá ấn tượng với màn mở đầu là phần kiểm tra bài học cũ bằng các hình loto với các con số từ 1 đến 20. Đầu tiên, cô Hoa đã lần lượt đưa ra từng hình và kiểm tra khả năng ghi nhớ những con số của học sinh từ bài học trước. Với tâm trạng hào hứng, bé Nhật Nam đã trả lời chính xác các câu hỏi của cô đưa ra, để tăng độ khó của phần kiểm tra, cô Hoa lần lượt đảo các con số và yêu cầu bé tự chọn một con số bất kì và dự đoán, mặc dù hơi lúng túng với sự thay đổi này, nhưng sau vài giây ngập ngừng bé Nhật Nam vẫn “lém lỉnh” trả lời các câu hỏi của cô một cách chính xác khiến Ban Giám Khảo không phải ngạc nhiên trầm trồ khen ngợi.
Cô Hoa thuyết trình khả năng ứng dụng của dụng cụ dự thi
Kết thúc phần kiểm tra, hai cô trò tiếp tục thể hiện phần thi với trò chơi ứng dụng mang tên “Chiếc nón kì diêu”, đây cũng chính là phần quan trọng và sáng tạo nhất trong nội dung của cuộc thi nhằm phân loại các con số và các yêu cầu bằng câu hỏi. Chỉ từ những tấm bìa các tông đã cũ, bằng đôi tay khéo léo cùng với sự sáng tạo của mình các chuyên viên lớp CTS1 đã biến hóa thành một “Chiếc nón kì diệu” với thiết kế rất sáng tạo và đẹp mắt. Với các ô số được phân chia rõ ràng cùng với mũi tên được thiết kế chỉ định vào các ô số, Cô Hoa “giải thích” luật chơi của trò chơi, sau đó hai cô trò lần lượt luân phiên nhau quay chiếc nón, khi mũi tên dừng ở ô nào thì cô Hoa hỗ trợ bé thực hiện yêu cầu ở ô đó, hoặc lần lượt thử thách hỏi các con số ở trên ô. Cứ như vậy, phần dự thi đã kết thúc trong khoảng thời gian 45p với những nội dung khá ấn tượng và hấp dẫn.
Phần dự thi "Chiếc nón kì diệu của hai cô trò Đỗ Thị Hoa lớp CTS1
Sau lớp CTS1 là phần dự thi của lớp CTS2 với nội dung “Bộ Giáo Cụ Vận Động Thô” do cô Nguyễn Thị Quyên, chuyên viên can thiệp trẻ trình bày. Tham gia cuộc thi cùng với cô Quyên là bé Ngọc Thịnh và Sơn Giang. Khác với nội dung các phần thi trước thì nội dung của lớp CTS2 đòi hỏi sự nhanh nhẹn, tập trung và có sự phối hợp giữa cô và bé. Vì đây là phần thi nghiêng về sự vận động nên đòi hỏi phải có sự kèm cặp, hỗ trợ xát xao, chi tiết từ chuyên viên. Đầu tiên, cô Quyên từ từ bò qua các chướng ngại vật và từng bước thực hiện các động tác nhỏ để hướng dẫn các bé làm theo. Đồng thời, cô từng bước hỗ trợ và chỉ dẫn các bé thực hiện các động tác nhỏ cho đến khi các bé thực hiện tốt thì cô mới giảm dần sự trợ giúp để các bé thực hiện một cách độc lập.
phần dự thi với nội dung “Bộ Giáo Cụ Vận Động Thô” do cô Nguyễn Thị Quyên lớp CTS2 thể hiện.
Cuối cùng là phần dự thi của lớp Hòa Nhập 2 (HN2) với mô hình tự phục vụ “Cài, mở giày, quần áo” do cô Trần Thị Yến Nhi trình bày. Tham gia cuộc thi cùng với cô Nhi là bé Khánh Hưng. Có lẽ, đây là phần thi được đánh giá là “mạo hiểm” nhất từ đầu chương trình tới giờ. Sở dĩ phần thi này được gọi là mạo hiểm bởi vì bé Khánh Hưng là một trong những trường hợp “tự kỷ điển hình” của Trung tâm, không giống như những bé khác, bé gần như có những hạn chế hoàn toàn về mặt ngôn ngữ và tương tác xã hội, đặc biệt là sự tập trung và phối hợp với các chuyên viên. Mặc dù khó khăn như vậy, nhưng bằng với nghiệp vụ và chuyên môn gần 5 năm gắn bó với nghề, đặc biệt là sự “thấu hiểu” trẻ của mình, cô Nhi vẫn kiên trì, ân cần, tỉ mẩn dạy cho bé từng thao tác một của phần thi. Từ những bước tưởng chừng rất đơn giản như nhận biết đồ vật là đôi dép, chiếc áo, chiếc quần.., tới việc giúp bé tự “phục vụ” bản thân mình những hoạt động như : thắt nút, kéo khóa, mở khóa, cài nút áo…. Kết thúc phần thi là tràng pháo tay tán thưởng từ tất cả hôi trưởng, đặc biệt là Ban giám khảo sau khi chứng kiến phần thể hiện của hai cô trò. Theo nhận xét của chị Dương Thị Lý, Phó giám Đốc trung tâm và cũng là trưởng ban giám khảo cuộc thi “ Đây là phần thi xúc động, với sự nổ lực kiên trì và tình yêu thấu hiểu trẻ của mình, cuối cùng hai cô trò đã hoàn thành cuộc thi một cách suất sắc”.
Phần dự thi của Cô Trần Thị Yến Nhi lớp HN1 và nhận xét sản phẩm của Ban giám khảo
Kết thúc cuộc thi là phần tổng kết điểm và trao giải cho các tiết mục có số điểm cao về hình thức, nghiệp vụ sư phạm, tính hiệu quả và ứng dụng trong lớp cũng như toàn trung tâm.
Giải nhất cuộc thi đã thuộc về cô Nguyễn thị Quyên lớp CTS2 vơí nội dung “Bộ giáo cụ vận động thô”.
Giải nhì cuộc thi đã thuộc về cô Nguyễn thị Yến lớp HN1 với nội dung “Đồ dung cá nhân”.
Giải ba của cuộc thi đã thuộc về cô Trần thị Yến Nhi lớp HN2 với nội dung “Mô hình tự phục vụ:Cài, mở giày, quần áo”.
Cuộc thi đã đem lại bầu không khí rất tuyệt vời trong ngày 20/11 tại trung tâm với sự cố gắng và nổ lực hết mình của các cô trò cùng với những tiết mục rất vui nhộn, hấp dẫn và đầy sáng tạo.
Đội ngũ chuyên viên can thiệp tại SPAP
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt các em . Những yêu thương các cô đã dành cho các em, cùng với sự hy sinh thầm lặng của các cô để dạy dỗ các em nên người. Chúc các cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
Một số hình ảnh về đội ngũ SPAP:
Ban Truyền Thông - SPAP