Vừa qua (21/01), Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố đã tổ chức khai giảng khóa tập huấn “Chương trình đào tạo can thiệp cho trẻ tự kỷ, các liệu pháp can thiệp có chứng cớ khoa học”. Khóa tập huấn được tổ chức tại TP. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai cùng với sự phối hợp của các TT hỗ trợ, can thiệp trẻ trên địa bàn thành phố.
Giảng viên chính của khóa tập huấn này là Giảng viên/ Bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang . Được biết, Giảng viên/ Bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang hiện đang công tác tại TP. HCM; từng tu nghiệp chuyên sâu về thần kinh, tâm thần học và phục hồi chức năng trẻ em, lượng giá chẩn đoán và can thiệp cho trẻ tự kỷ tại các bệnh viện ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác trên thế giới.
Giảng viên/ Bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang phát biểu khai mạc khóa tập huấn
Khóa tập huấn được diễn ra vào các ngày chủ nhật hàng tuần,bắt đầu từ ngày 21/01 đến ngày 04/02/2018 với sự tham gia của 30 học viên là chuyên viên can thiệp trẻ tại Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố và các cơ sở, trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ khác. Đây là hoạt động thường xuyên được diễn ra tại SPAP, và cũng là khóa tập huấn đầu tiên mở đầu trong năm 2018 nhằm mục đích nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc cho các chuyên viên trong quá trình đánh giá và can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Dựa vào những liệu pháp can thiệp nền tảng và có chứng cứ khoa học, thông qua các nhóm can thiệp dựa vào hành vi: Antecedent – Based Intervention, Discrete Trial Training, Exercies…. Và các nhóm can thiệp dựa vào sự chơi đùa và phát triển của trẻ: Floortime/DIR… Khóa tập huấn giúp người học có thể hiểu và nắm bắt được các liệu pháp can thiệp có chứng cớ, những phương pháp can thiệp mới – hiệu quả trên thế giới, các nghiên cứu mới về các cơ chế tạo ra suy kém ở trẻ tự kỷ để có thế áp dụng vào thực hành một cách bài bản, hiệu quả.
Toàn cảnh buổi tập huấn
Với những kiến thức được đào tạo bài bản thông qua các khóa tập huấn, cùng với sự nỗ lực học hỏi, trau dồi kinh nghiệm không ngừng của các chuyên viên can thiệp trẻ, SPAP tự tin ngày càng lớn mạnh, “lột xác” không ngừng để đáp ứng với những thay đổi ở trẻ có rối loạn phát triển nói chung và rối loạn phổ tự kỷ nói riêng, từ đó có những phương pháp hỗ trợ, can thiệp hiệu quả dành cho trẻ.