THÔNG BÁO KẾ HOẠCH TẬP HUẤN DÀNH CHO PHỤ HUYNH.

Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO KẾ HOẠCH TẬP HUẤN DÀNH CHO PHỤ HUYNH.

    Nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi : Làm thế nào để ba mẹ có thể giao tiếp với con khi con chưa có “ lời nói” ? Sự thiếu hụt về giao tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Khi trẻ có thể giao tiếp và thể hiện nhu cầu của mình, thông thường các hành vi có thể giảm nhẹ và trẻ trở nên vui vẻ hơnMột số phương pháp hỗ trợ ngôn ngữ trong giao tiếp và góp phần hình thành ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ rất hiệu quả thường được sử dụng nhiều trong can thiệp trẻ tự kỷ là phương pháp AAC – PECSvì thế để đáp ứng những nguyện vọng và nhu cầu thực tế của phụ huynh nhằm áp dụng chương trình can thiệp dành cho trẻ có rối loạn phát triển một cách hiệu quả nhất. Trung tâm Tâm Lý Học Ứng Dụng Sông Phố sẽ tổ chức khóa tập huấn dành cho phụ huynh với các nội dung cơ bản sau:

    Thời gian

                       Nội dung

    22/06/2019 (Sáng từ 8h00-11h00)

    • Vai trò giao tiếp đối với trẻ rối loạn phát triển

     

    22/06/2019(Chiều từ 13h30-16h30)

    • Kỹ thuật giúp phát triển giao tiếp ở trẻ chưa có lời (AAC-PECS)

     

    23/06/2019 (Buổi sáng : 8h00 -11h30, buổi chiều : từ 13h30-16h30)

    • Kỹ thuật giúp phát triển giao tiếp ở trẻ chưa có lời (AAC-PECS)

     

     

    • Giới thiệu chung về phương pháp PECS

    Một trong những khó khăn lớn nhất hay thấy ở trẻ tự kỷ là khiếm khuyết về giao tiếp. Trong khi một số trẻ tự kỷ sẽ phát triển ngôn ngữ nói thì một số trẻ khác có thể sẽ không sử dụng ngôn ngữ nói. Vì vậy một chương trình giúp phát triển khả năng ngôn ngữ hoặc cung cấp một phương thức giao tiếp thay thế khác là rất cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu này, một chương trình tăng cường giao tiếp gọi là Hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh (Picture Exchange Communication System – PECS) đã được xây dựng.

    Phương pháp PECS này được nhà tâm lý Andrew Bondy và nhà âm ngữ trị liệu- Lori Frost đề ra trong chương trình tự kỷ Delaware. Phương pháp này dựa trên biện pháp ABA để đổi hình ảnh theo những gì mà trẻ muốn. Khoảng 50% trẻ tự kỷ không nói nhưng bạn vẫn dạy quy tắc là con phải tỏ ý cho trẻ không biết nói, đó là cấu hình theo phương pháp PECS. Phương pháp PECS là từ những hình riêng lẻ trẻ sẽ xếp đặt thành câu nhiều chữ, đầu tiên trẻ phải đưa bình nước cho cha mẹ để được uống nước, hay chỉ vào ly nước dán trên cửa tủ lạnh, từ đó mở rộng dần những ý khác. Có e ngại là cách dạy này ảnh hưởng đến việc học nói của trẻ nhưng thực tế thấy nó không cản trở việc học nói sau này cho trẻ nói chậm, cha mẹ không nên lo ngại là nếu dùng hình thì trẻ sẽ không biết nói về sau mà ngược lại có ghi nhận là PECS giúp cải thiện khả năng sử dụng lời nói của trẻ. 

    • Giới thiệu chung về phương pháp AAC
    • Mục đích chính của AAC là cung cấp một phương tiện giao tiếp hiệu quả. Do đó, AAC có thể:
    • Tạo cơ hội cho trẻ đạt được khả năng ngôn ngữ cao nhất, vừa hiểu người khác vừa truyền đạt thông điệp của mình
    • Hỗ trợ khả năng nhận thức, xã hội và học tập thông qua việc tăng cường sử dụng giao tiếp hiệu quả.
    • Giảm nguy cơ các vấn đề hành vi xuất phát từ sự thất vọng do không dược người khác hiểu
    • Tăng chất lượng cuộc sống thông qua cảm giác thõa mãn và hài lòng rằng thông điệp của họ đang được người khác hiểu
    • Tăng sự tham gia vào các hoạt động hàng ngày (ở trường, nơi làm việc, vui chơi) và trong xã hội
    • Giảng viên:
    •  Nguyễn Thị Minh Trâm tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm Huế, hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ rối loạn phát triển, có các chứng chỉ chuyên môn: Phương pháp giáo dục và giảng dạy trẻ khó khăn học tập trường Đại học sư phạm Huế, phát triển tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trường Cao đẳng sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí Minh, lớp đào tạo âm ngữ trị liệu can thiệp cho trẻ tự kỷ tại trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố, sử dụng và diễn giải kết quả trắc nghiệm Wechsler cho trẻ em Việt Nam trường Đại học Giáo Dục Hà Nội, sử dụng và diễn giải thang đánh giá Baley và Ycat trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    • Trần Thị Mai tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội, trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn TP Hồ Chí Minh. Hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ có rối loạn phát triền, có các chứng chỉ chuyên môn: Giao tiếp tăng cường và thay thế AAC, chứng chỉ tham gia chương trình tập huấn tăng cường dành cho giáo viên làm việc với trẻ tự kỷ...
    • Mục đích của khóa tập huấn Sau khóa tập huấn này phụ huynh có thể hiểu và áp dụng được những kiến thức đã được học để có thể giao tiếp thành công với con khi con chưa có “ lời nói”.
    • Hình thức đăng ký:  - Phụ huynh đăng ký tham gia khóa tập huấn tại địa điểm :  Văn phòng trung tâm trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố - 819 Nguyễn Ái Quốc, tổ 3, kp1, p.Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai, hoặc đăng ký qua số điện thoại : 0251.629.3662 (gặp cô Liên) – 0917.211.204 (gặp cô Thủy)
    • Phí tham dự : 400.000 đ/1 phụ huynh.
    • Thời gian đăng ký khóa tập huấn  chậm nhất là ngày 20/06/2019. 

           

     Trân trọng thông báo !

    NGỌC THỦY - BAN TRUYỀN THÔNG TRUNG TÂM SÔNG PHỐ.

    Đối tác của SPAP
    Đang online: 12 | Tổng truy cập: 61803